6. Ôn tập đại số tuyến tính (3/3)

20 Nov 2021

1. Hệ trực giao, trực chuẩn

Một tập hợp {${\mathbf{a}_1, \mathbf{a}_2, \dots, \mathbf{a}_n}$} $\in \mathbb{R}^{m}$ được gọi là hệ trực giao (orthogonal/mutually orthogonal) nếu mỗi $\mathbf{a_i} \perp \mathbf{a_j}$ với: $i \neq j$ và $i,j \leq n$. Một tập hợp được gọi là hệ trực chuẩn (orthonormal) nếu đó là một hệ trực giao và norm 2 của mỗi vector = 1. Công thức về hệ trực chuẩn được đơn giản hóa như sau:

\[\mathbf{a_i}^T \mathbf{a_j}= \begin{cases} 1, & i = j\\ 0, & i \neq j \end{cases}\]

Một ví dụ về hệ trực chuẩn đó là tập hợp các vector đơn vị (unit vectors) {${\mathbf{e}_1, \mathbf{e}_2, \dots, \mathbf{e}_n}$}, trong không gian 2D như sau:

Hình 1: Hệ trực chuẩn

Hệ trực chuẩn là một hệ độc lập tuyến tính. Thật vậy, giả sử ta có một tập hợp vector {${\mathbf{a}_1, \mathbf{a}_2, \dots, \mathbf{a}_n}$} là một hệ trực chuẩn và các hệ số tương ứng $k_1,k_2,…k_n$, phương trình:

\[k_1\mathbf{a_1} + k_2\mathbf{a_2} +...+ k_n\mathbf{a_n} = 0\]

Nhân inner product cả 2 vế với $\mathbf{a_i}$ ta được:

\[\mathbf{a_i}^T(k_1\mathbf{a_1} + k_2\mathbf{a_2} +...+ k_n\mathbf{a_n}) = 0\] \[k_1(\mathbf{a_i}^T \mathbf{a_1}) + k_2(\mathbf{a_i}^T \mathbf{a_2}) + ... + k_n(\mathbf{a_i}^T \mathbf{a_n}) = 0\] \[k_i = 0\]

Qua đây ta thấy chỉ tồn tại duy nhất một tập hệ số $k_1 = k_2 = … = k_n = 0$ là nghiệm cho phương trình trên, vì vậy tổ hợp tuyến tính duy nhất của hệ trực chuẩn là 0. Và hệ trực chuẩn là một hệ độc lập tuyến tính.